Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Bệnh Thấp Khớp: biểu hiện lâm sàng

Bệnh Thấp Khớp: biểu hiện lâm sàng
1. Biểu hiện lâm sàng

Bệnh Thấp Khớp ( Bệnh viêp khớp dạng thấp ) là một bệnh tự miễn khá điển hình ở người, dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp ngoại biên với biểu hiện khá đặc trưng: sưng, đau khớp, cứng khớp buổi sáng và đối xứng hai bên. Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân (mệt mỏi, xanh xao, sốt gầy sút…) và tổn thương các cơ quan khác.
Khi có các dấu hiệu lâm sàng nêu trên, người bệnh cần được gửi tới khám bác sĩ chuyên khoa khớp (Rheumatogist) càng sớm càng tốt. Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm và thăm dò cần thiết để chẩn đoán xác định, đánh giá tình trạng bệnh, tiên lượng bệnh và chọn lựa một chiến lược điều trị phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất.
Các xét nghiệm và thăm dò cần thiết:
- Yếu tố dạng thấp (Rheumatoid Fator ) hoặc anti CCP*
Ant -CCP là một xét nghiệm ELISA, nhằm xác định IgG của một tự kháng thể trong huyết thanh hoặc huyết tương đặc hiệu với peptide được tổng hợp từ gan dạng vòng, cyclic citrullinated peptide – CCP, nó giúp cho chẩn đoán sớm bệnh VKDT )
- Tốc độ máu lắng (ESR) hoặc C-Reactive Protein (CRP).
- X quang khớp bị tổn thương (đặc biệt hai bàn tay)
- Đánh giá chức năng khớp.
- Đánh giá sức khỏe chung và khả năng làm việc của người bệnh.
2. Sinh bệnh học
Nguyên nhân của bệnh hiện còn chưa rõ, tuy nhiên bệnh được coi như là một bệnh tự miễn khá quan trọng và điển hình ở người. Nhiều bằng chứng cho thấy vai trò quan trọng của các đáp ứng miễn dịch cả dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào, của các cytokines , của các tế bào T, của yếu tố cơ địa (tuổi, giới, HLA), của yếu tố tăng trưởng nội sinh… trong cơ chế bệnh sinh khá phức tạp của bệnh. Để việc điều trị có hiệu quả cần phải nhắm vào một hay nhiều mắt xích cụ thể trong cơ chế bệnh sinh để cắt đứt hoặc khống chế vòng xoắn bệnh lý phức tạp của bệnh.
3. Tiêu chuẩn chẩn đoán

Bệnh Thấp Khớp
Cho đến nay cả thế giới còn sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh Viêm khớp dạng thấp của ACR 1987 (American College of Rheumatology).
1. Cứng khớp buổi sáng
2. Viêm khớp ,Sưng phần mềm ở ít nhất 3 nhóm (trong số 14 nhóm khớp: khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân 2 bên).
3. Viêm (Arthritis) các khớp ở tay: khớp ngón gần, khớp bàn ngón, khớp cổ tay.
4. Đối xứng (Symmetrical arthritis)
5. Nốt thấp (Rheumatic Nodules).
6. Tăng nồng độ yếu tố dạng thấp trong huyết thanh
7. Những biến đổi đặc trưng của bệnh trên X quang (Characteristic radiographic): sói mòn ,khuyết xương ở bàn tay, bàn chân ,hẹp khe khớp ,dính khớp…

4. Điều trị
Việc sử dụng thuốc chống thấp khớp cải thiện bệnh (DMARD) cổ điển (đơn độc hoặc phối hợp với nhau) hoặc phối hợp với các thuốc mới như Cyclosporine, Mycophenolate Mofetil, Leflunomide… đã trở thành những điều trị chủ yếu cho Bệnh viêm Khớp Dạng Thấp. Những năm gần đây, những biện pháp điều trị sinh học kháng lại yếu tố hoại tử u α (TNFα), kháng IL1… đã được đưa vào điều trị với kết quả đáng khích lệ. Các thuốc này, hoặc dùng đơn độc hoặc kết hợp với Methotrexate Ayuartis . voltaren sẽ rất hiệu quả với Bệnh viêm Khớp Dạng Thấp,
Để hiểu rõ hơn các bạn có thể tìm hiểu thêm trên các website chuyên nghành :

Website chuyên nghành thuốc và biệt dược: http://thuocchuabenh.net/
Cần tham khảo ý kiến BS . Tuyệt đối Không tự ý mua thuốc về điều trị
TP HCM Tháng 11 năm 2013 Bsdanghieu ĐT 0945.388.697

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét